Lịch sử Hiến sinh Vượt qua

Trong thời gian dân Do Thái bị làm nô lệ tại Ai Cập thì lễ hiến tế trở thành phần nghi thức chính yếu và trung tâm của Do Thái giáo, Lễ hy tế chủ chốt trong lịch sử dân Do Thái chính là Lễ Vượt Qua đánh dấu cuộc xuất hành của dân Do Thái thoát khỏi ách nô lệ Ai Cập. Người Do Thái có tục sát tế chiên trên bàn thờ để thờ phượng cảm tạ Thiên Chúa, để xin ơn và để đền tội. Tục lệ này bắt nguồn từ thời Abel, con trai thứ của Ađam: “Aben làm nghề chăn chiên” (St 4,2) nên để thờ phượng và tỏ lòng biết ơn Thiên Chúa thì “Aben dâng những con đầu lòng của bầy chiên cùng với mỡ của chúng” lên Ngài (St 4,4). Các quan cai của Pharaông quở trách dân Do Thái lạm dụng các nghi lễ hiến tế thường xuyên để tránh né làm việc (Xuất hành 5:17)

Thời người dân Do Thái vượt qua Biển Đỏ, Môsê ra lệnh cho mỗi nhà người Do Thái phải sát tế một con chiên, bôi máu lên khung cửa (Xuất hành: 12,2-7) do đó, chính trong lễ Vượt Qua này Thiên Chúa chỉ bảo mỗi gia đình Do Thái phải giết một con chiên không tì vết, không gẫy xương, rồi rẩy máu lên ngưỡng cửa. Vào đêm hôm đó, người Do Thái phải ăn thịt chiên. Nếu họ ăn thịt chiên, con đầu lòng của họ sẽ thoát chết. Nếu họ không ăn, con đầu lòng của họ sẽ bị giết trong đêm đó (Xuất hành 12: 1-23), tất cả những nhà trên đất nước Ai cập không có máu chiên nơi khung cửa đều bị chết đứa con trai đầu lòng (Xuất hành 12,29-30).

Liên quan